TÌM HIỂU VỀ LOÀI MỐI

Mối là loài côn trùng xã hội sống bầy đàn, có đẳng cấp chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thức ăn chính của chúng là cellulose. Mối thợ có hàm cứng to khỏe kết hợp với dung dịch axit tiết ra trên đường đi kiếm ăn có thể gặm phá tất cả các loại gỗ cứng nhất, các vật liệu làm bằng plastic…

Ở Việt Nam ước tính mỗi năm mối gây thiệt hại rất lớn, chúng phá hủy đồ vật và cấu kiện gỗ trong công trình kiến trúc, phá hủy hệ thống cáp ngầm chôn dưới đất và các thiết bị chứa bên trong cáp, gây gãy đổ chết cây tươi, đặc biệt có thể gây sụt lún nền móng công trình đê điều thủy điện, gây vỡ đê đập..

CÁC LOẠI MỐI PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới, nên từ Bắc đến Nam đều là vùng phân bổ của mối, và mối xuất hiện cả ở vùng núi có độ cao từ 2000 mét trở xuống nên nơi nào ở Việt Nam cũng có khả năng bị mối xâm hại.

Cách thông thường để tiêu diệt mối là sử dụng mồi nhử rồi diệt cả đàn, tuy nhiên có nhiều loại mối không thể tiêu diệt bằng mồi nhử. Vì vậy chúng ta cần phải phân biệt được chúng thì mới có giải pháp diệt mối tận gốc.

Trên thế giới theo thống kê có 2700 loài, tại Việt Nam có hơn 105 loài trong đó có một số loài phá hoại phổ biến hay thường gặp gồm:

      

 

Mối gỗ khô (Kalotermitidae)     Mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae)       Mối đất (Termitidae)

 

Mối gỗ khô (Kalotermitidae): Tổ mối hoàn toàn nằm trong kết cấu gỗ, không liên hệ với đất và nguồn nước và trong tổ không có vườn nấm.

Mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae): Tổ mối thường ở dưới mặt đất, đôi khi trong tường, trong gỗ, trong panen, hộp kỹ thuật. Tổ luôn liên hệ với đất và nguồn nước và trong tổ không có vườn nấm.

Mối đất (Termitidae): Tổ chỉ ở trong đất, có dạng nổi hoặc chìm, trong tổ có vườn nấm.

 

VÒNG ĐỜI LOÀI MỐI

 

 

MỘT ĐÀN MỐI THƯỜNG CÓ CÁC ĐẲNG CẤP SAU:

Mối thợ: Chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chúng chuyên nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, chế biến và mớm thức ăn cho các cá thể còn lại trong tổ như mối lính, mối non, mối cánh, mối vua chúa.. ngoài ra chúng còn nhiệm vụ xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác. Chúng không có chức năng sinh sản.

Mối lính: Chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chúng có nhiệm vụ duy nhất là canh gác, bảo vệ tổ mối, bảo vệ mối thợ trên đường đi kiếm ăn, chúng cũng bị tiêu sản như mối thợ.

Mối cánh: Chiếm khoảng 05% số cá thể trong đàn, có nhiệm vụ phân đàn tạo các ổ mối mới. Vào mùa mưa dông từ tháng 3-8 sau mỗi cơn mưa mối cánh chui ra khỏi tổ bay lên từng đàn, một số ít sống sót sẽ bắt cặp tìm nơi thuận lợi và bắt đầu hình thành tổ mới. Chúng có hệ sinh sản phát triển mạnh.

Mối vua, mối chúa: Chúng có mỗi nhiệm vụ là đẻ trứng sau đó nở ra mối con cho đàn, thông thường một tổ mối có 01 con mối vua và 01 con mối chúa. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khi đào tổ mối ta cũng bắt gặp một tổ có 2-4 con con mối vua mối chúa.

 

                                             Một con mối chúa trưởng thành có thể đẻ một ngày 10.000 đến 30.000 quả trứng

MỐI XÂM NHẬP PHÁ HOẠI CÔNG TRÌNH BẰNG CÁCH NÀO?

Mối có sẵn trong nền đất hoặc công trình cũ, trong khi cải tạo hoặc xây dựng mới chủ công trình không xử lý phòng chống mối xử lý, sau một thời gian nhất định chúng tiếp tục phát triển, lập thêm tổ mới và gây hại cho công trình.

Mối cánh bay vào làm tổ trong công trình trước khi lát nền hoặc mối cánh tìm được khe, kẽ thích hợp để làm tổ trong công trình, ngay cả khi công trình đang thi công hoặc đã đưa vào sử dụng.

Đàn mối kiếm ăn di chuyển từ môi trường hoặc các công trình, các cây cối lân cận vào công trình qua tường, móng công trình. Ngoài ra có thể do mối có sẵn trong các đồ dùng bằng gỗ hoặc các cấu kiện khác có thể được con người vô tình đưa vào công trình.

 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan về mối:

Diệt mối tận gốc nhà                                                               Phòng chống mối công trình

» Diệt mối bằng hộp nhữ                                                           » Phòng mối nhà xây mới

» Diệt mối bằng bả sinh học                                                      » Phòng mối trạm IG

» Diệt mối bằng phun hóa chất                                                  » Chống mối thân đập thủy điện

 

 
Tư vấn ngay